Nhận xét Ngô Nhân Tịnh

Sách Từ điển văn học (bộ mới) có đoạn:

Ngô Nhân Tịnh làm quan thanh liêm, giản dị, nghiêm khắc đuổi kẻ sâu mọt, từng dâng sớ tâu bày những nỗi thống khổ của người dân và xin hoãn thuế, được vua chuẩn y. Tính ông khảng khái, quang minh, rộng rãi, không xu nịnh, vì thế hay bị dèm pha...Về thơ, thì:Thơ đi sứ của Ngô Nhân Tịnh đau đáu nỗi niềm thương nhớ nước Việt Nam (Họa Trịnh Cấn Trai thứ lạp Ông tam thập vận, kỳ tam, Khách trung dạ vũ, Khách trung thất tịch, Khách trung ngẫu thành...). Nhưng khi về nước, ông ngỡ ngàng nhận ra mình cũng chỉ là một vị "khách" xa lạ trên chính nơi "chôn nhau cắt rún" của mình. Nhất là ở giai đoạn cuối đời, ông phải sống trong sự nghi ngờ của vua và của một số người (Tiên thành lữ thứ).Là một vị công thần bị bỏ rơi như Ngô Nhân Tịnh, ông chỉ còn biết ẩn mình gửi gắm nỗi niềm vào rượu và Ly tao (Thuyết tình ái). Mang nặng nỗi niềm tâm sự của một vị trượng phu "muốn đền nợ nước" nhưng "tấm lòng chưa thấu đến cửa vua", nên ông luôn tự ví mình như Khuất Nguyên, Hàn Tín (Lưu biệt Tiên thành chư hữu; Đồng Trần Tuấn, Hà Bình Xích hạ chu trung tạp vịnh).Thơ ông xót xa, u uẩn nhưng không chất chứa oán hờn, khinh bạc. Với lời lẽ trung hậu, thấy trải lẽ xuất xử của kẻ sĩ ở đời. Những vần thơ nhiều trăn trở ấy đã tạo nên sức rung động rất lớn. Ông thật xứng với lời khen của Nguyễn Du (1766-1820):Văn chương ông hay như tám nhà cổ văn lớn làm tăng vẻ đẹp hai nướcMưa móc theo sau xe ông thấm nhuần cả châu Hoan.(Tống Ngô Nhữ Sơn công xuất trấn Nghệ An)[7].

Trích nhận xét của nhà nghiên cứu Tạ Ngọc Liễn[8]:

Trong Gia Định tam gia thi, Ngô Nhân Tĩnh là người có nhiều tâm sự trăn trở nhất và cũng là nhà thơ hay nhất. Ông làm quan tới Thượng thư mà vẫn bị vua ngờ vực, không tin tưởng. Vì sao thì chúng ta chưa rõ, song qua một bài thơ của ông, người đọc thấy ở ông có tâm trạng u uẩn chất chứ khá nặng nề.Nửa ngọn đèn lẻ loi, giấc mông của lữ khách vừa tàn,Nỗi tâm sự trăm năm càng khó nói ra…(Nơi quán trọ Hà Tiên, 1)Ngô Nhân Tĩnh tuy là người gốc Minh Hương, nhưng Việt Nam đã thành tổ quốc thật sự của ông ... Năm 1802, từ Quảng Đông theo đường thủy đến Quảng Tây, trong 30 bài thơ họ bài của Trịnh Hoài Đức, có câu:Thân tại cõi Bắc, lòng ở nước Nam,Nước chảy về biển Đông, trăng lặn phía Tây.Và:Đem hết lòng son báo đề nước,Nhớ quê hương thêm bạc tóc.(Soi gương)